Lừa đảo tài chính tiếp tục hoành hành Đông Nam Á, Việt Nam top 3

Các chiêu trò lừa đảo phổ biến là giả mạo các thương hiệu thương mại điện tử, ngân hàng và ứng dụng thanh toán, với mục tiêu đánh cắp thông tin đăng nhập và các dữ liệu nhạy cảm của người dùng, doanh nghiệp.
Lừa đảo tài chính tiếp tục hoành hành Đông Nam Á, Việt Nam top 3 - Ảnh 1.

Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia bị tấn công lừa đảo tài chính nhiều nhất Đông Nam Á - Ảnh: KASPERSKY

Theo báo cáo vừa công bố của Hãng bảo mật Kaspersky, trong nửa đầu năm 2024 tại Đông Nam Á, Thái Lan là quốc gia ghi nhận số vụ tấn công Hành trình truy bắt 'trùm' lừa đảo đầu tư tài chính Mr. Pips Phó Đức NamĐường dây lừa đảo của Mr. Pips Phó Đức Nam 'lớn nhất Việt Nam về ngoại hối chứng khoán'Giám sát các sàn giao dịch việc làm trực tuyến ngăn lừa đảo, cần nhiều ngành chung tay

Lừa đảo tài chính là hình thức lừa đảo nhằm đánh cắp thông tin cá nhân và tài chính liên quan tới mạo danh các tổ chức tài chính, hệ thống thanh toán và các nền tảng thương mại điện tử.

Thông qua hình thức lừa đảo tài chính, kẻ tấn công dụ dỗ nạn nhân tiết lộ thông tin cá nhân và có giá trị, như thông tin đăng nhập tài khoản ngân hàng, ví điện tử… hoặc dữ liệu cá nhân và công ty được lưu trữ trong các tài khoản này.

Tội phạm mạng sử dụng nhiều chiêu trò tấn công phi kỹ thuật (social engineering) tinh vi, giả danh các tổ chức tài chính để lừa gạt, đe dọa và ép buộc nạn nhân. 

Trong một số trường hợp, kẻ lừa đảo còn mạo danh các tổ chức từ thiện để dụ dỗ nạn nhân quyên góp vào quỹ giả mạo.

Hình thức tấn công lừa đảo tài chính đang gia tăng nhanh chóng khi tội phạm mạng không ngừng nâng cao thủ đoạn, điều chỉnh chiến thuật lừa đảo trở nên tinh vi hơn. Số cuộc tấn công đã tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sự gia tăng này có thể lý giải bởi sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số và việc tội phạm mạng ngày càng tận dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa. Qua đó tạo ra các nội dung lừa đảo tinh vi và nhắm mục tiêu hiệu quả hơn.

Tội phạm mạng ngày càng táo bạo

Ông Adrian Hia, giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Kaspersky, nhận xét: “Số nạn nhân đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, do việc sử dụng ngân hàng trực tuyến và các dịch vụ tài chính kỹ thuật số ngày càng phổ biến.

Các chuyên gia của Kaspersky cho rằng sự gia tăng này không phải do người dùng mất cảnh giác, mà xuất phát từ thực trạng tội phạm mạng đang ngày càng táo bạo hơn trong việc tìm cách đánh cắp tiền, dữ liệu người dùng, bao gồm thông tin từ các thiết bị của công ty”.

Lừa đảo tài chính tiếp tục hoành hành Đông Nam Á, Việt Nam top 3 - Ảnh 2.Meta gỡ bỏ hơn 15.000 liên kết lừa đảo trên mạng xã hội tại Việt Nam

Hơn 15.000 liên kết (URL) chứa các nội dung lừa đảo trên các dịch vụ mạng xã hội của Meta như Facebook, Instagram, Whatsapp, Threads… tại Việt Nam đã bị gỡ bỏ trong năm 2024.